Phong cách Indochine (Đông Dương) P.2

Tiếp tục với phần 2 của phong cách Indochine Đông Dương, Gạch cao cấp Khánh Huyền sẽ giúp quý khách hiểu thêm về chạm khắc hoa văn và những vật dụng trang trí mang hơi hướng Đông Dương để góp phần làm phong phú hơn ngôi nhà mang phong cách này.

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

TRANH SƠN DẦU.

Thay vì sử dụng những vật liệu trang trí trên tường, thiết kế nội thất Indochine sẽ ưu tiên sử dụng những bức tranh sơn dầu hơn. Không chỉ tạo điểm nhấn cho không gian, đây còn là món đồ có giá trị thẩm mỹ cao đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam. Nếu bức tường còn đang quá đơn điệu, trống rỗng hãy thử trang trí với tranh sơn dầu để cảm nhận sự khác biệt bạn nhé!

CHẠM KHẮC HOA VĂN TRUYỀN THỐNG ĐỘC ĐÁO.

Họa tiết, hoa văn truyền thống là một nét đặc trưng cực kỳ độc đáo của người Châu Á nói chung và người Việt Nam nói riêng. Những đường nét chạm khắc từ đơn giản đến phức tạp, cầu kỳ đều có dụng ý riêng, đem đến giá trị thẩm mỹ nhất định.

Nếu đang có ý định ứng dụng phong cách Indochine vào tổ ấm thì gia chủ hãy tham khảo trước những họa tiết được đề cập sau đây nhằm mang đến cho căn nhà vẻ cổ kính truyền thống.

Họa tiết kỷ hà.

Trong kiến trúc, họa tiết kỷ hà được sử dụng nhiều nhất và thường thấy nhất được chia làm ba nhóm chính: mắc lưới, vòng tròn và hồi văn.

  • Họa tiết kỷ hà mắc lưới.

Thường là các hình thoi cạnh thẳng dài ngắn khác nhau, đôi lúc sẽ sẽ hơi cong nhẹ hoặc là các hình thoi uốn cung tạo nên độ mềm mại cho các đường nét họa tiết. Họa tiết này nằm ở mức cơ bản và ít mãn nhãn nên hiếm khi được dùng để trang trí độc lập mà sẽ được lồng ghép cùng họa tiết hoa cỏ để làm nền cho tấm chạm hoặc các bức họa treo tường.

Bên cạnh đó còn có họa tiết mắc lưới lục giác hay còn có tên cũ là “kim quy” nghĩa là Rùa Vàng vì có hình dạng giống như đường kẻ mai rùa. Họa tiết này thường được dùng làm nền hoặc điểm xuyết thêm các đường nét phá cách hoặc xếp chồng lên nhau. Phần viền của các bức bình phong được đặt ở phòng khách hoặc phòng ngủ để ngăn cách không gian thường được sử dụng họa tiết này.

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung
Đối với họa tiết kỷ hà mắc lưới hình tam giác hay còn gọi là ‘nhân tự’ do có hình dạng giống chữ ‘nhân’ (人) trong chữ hán. Họa tiết này thường dùng làm nền hoặc đứng riêng lẻ đều được, thường thấy trên các vật dụng trang trí.
  • Họa tiết kỷ hà vòng tròn.

Họa tiết kỷ hà vòng tròn tựa như hình đồng tiền (hình tròn và có tâm là lỗ hình vuông), thường là hai hoặc nhiều vòng tròn liên tiếp chồng chéo lên nhau (gọi là ‘song hoàn’ hoặc ‘liên hoàn’) thể hiện ý nghĩa tôn giáo và cầu chúc may mắn. Họa tiết này thường được thấy trên nền gạch lát sàn hoặc lát tường trang trí.

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

Họa tiết hình chữ nhật.

Bởi sự ảnh hưởng của các yếu tố lịch sử nên ta sẽ dễ dàng nhận thấy nét tương liên với nền văn hóa Trung Hoa trong loại họa tiết hình chữ nhật này khi ứng dụng vào phong cách thiết kế nội thất Indochine. Các Hán tự (chữ Hán) được lồng ghép trong họa tiết này thường mang ý nghĩa cát tường như Phúc (福), Lộc (禄), Thọ (寿). Thường được dùng để làm tranh treo tường.

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

Họa tiết tĩnh vật.

Họa tiết tĩnh vật dùng trong phong cách thiết kế nội thất Indochine thường thấy như Bát Bửu hoặc trái châu.

  • Họa tiết tĩnh vật trái châu.

Trái châu sẽ gắn liền với hình ảnh hai con rồng cách điệu ở hai đầu góc mái chùa chiền hoặc đền thờ, họa tiết này bắt nguồn từ điển tích văn hóa ‘Lưỡng long tranh châu’ theo quan niệm tín ngưỡng của người Việt Nam. Bởi vì mang theo ý nghĩa tín ngưỡng nên loại họa tiết ‘Lưỡng long tranh châu’ này rất khó để sử dụng tùy thích mà phải đi chung với các vật dụng trang trí mang ý nghĩa phong thủy như bức bình phong, các cặp lục bình bằng gỗ hoặc gốm sứ.

  • Họa tiết tĩnh vật Bát bửu.

Có lẽ ít người Việt chúng ta sẽ không biết Bát Bửu là gì, bởi vì đây là quan niệm về 8 vật quý hiếm của người Trung Hoa và chỉ mới được truyền vào Việt Nam từ khoảng thế kỷ XVII. Những vật quý này tùy thuộc vào mỗi nơi, mỗi nền văn hóa sẽ giống hoặc khác nhau, tuy nhiên trong thiết kế nội thất nhà cửa, các vật dụng bát bửu được sử dụng thường là: quyển sách, đàn, quạt, cây thương, bầu rượu, bông sen, thanh gươm, giỏ hoa.

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

Họa tiết hình thú.

Nhắc đến họa tiết hình thú thì không thể không nhắc đến “Tứ Linh” – Long Lân Quy Phụng trong văn hóa truyền thống của người Châu Á, đây là những thần thú biểu trưng đậm sắc tín ngưỡng về tôn giáo và văn hóa. Bên cạnh đó còn những loài vật khác cũng được tin tưởng mang ý nghĩa tốt lành khác như: hổ, rắn, voi, cá chép,….

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung
Những họa tiết thú này sẽ được kết hợp nhiều nhất với họa tiết kỷ hà để tạo nên nét sống động trong nghệ thuật trang trí, bên cạnh đó cũng sẽ khiến cho ngôi nhà mang phong cách xưa cổ hơn.

Họa tiết hoa lá.

Tương tự với “Tứ Linh” trong họa tiết hình thú thì về các loài hoa cỏ cũng có “Tứ Quý” tượng trưng cho 4 mùa luân chuyển trong năm gồm có: Tùng, Mai, Cúc, Trúc. Tuy nhiên vẫn sẽ có một số loại cây, hoa khác bên cạnh “Tứ Quý” như hoa Đào, cây Bồ Đề, hoa Sen,… tùy thuộc vào sở thích, mong muốn cũng như là ý nghĩa thiết kế của căn nhà mà gia chủ hoặc kiến trúc sư lựa chọn họa tiết phù hợp.

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

BÀI TRÍ PHÙ ĐIÊU, TƯỢNG TRÒN.

Tín ngưỡng thờ cúng của người Việt Nam rất đa dạng và phong phú vậy nên việc trưng bày hoặc trang trí đồ vật trong nhà có đôi lúc cũng phải mang một ý nghĩa nhất định về mặt tinh thần hoặc tôn nghiêm. Vậy nên trong phong cách thiết kế nội thất Indochine, các bức phù điêu chạm nổi và tượng tròn thường được sử dụng để làm vật trang trí. Các biểu tượng thường được sử dụng như:

Tượng Phật: Phật giáo là là tôn giáo được đông đảo người Việt Nam thờ cúng, vậy nên việc trang trí tượng Phật trong nhà để mong cầu sự bình yên và an lành cho gia chủ.

Hoa sen: Tuy không được chính thức công nhận là quốc hoa của Việt Nam tuy nhiên vẫn không thay đổi được ý nghĩa tốt lành của loài hoa này trong văn hóa người Việt. Hoa sen là biểu tượng của sự tinh khiết, trong sạch và thanh tịnh (theo ý nghĩa của Phật giáo).

Bồ đề: Cây bồ đề đại diện cho sự đại giác và gắn liền với hình ảnh của Phật Giáo.

Trống đồng: Một trong những biểu tượng văn hóa Việt Nam, có ý nghĩa thẩm mỹ cổ điển lớn.

Bên cạnh một số biểu tượng truyền thống đặc trưng của người Việt Nam thì phong cách Indochine còn chịu sự tác động từ sắc thái và văn hóa của người dân tộc vậy nên chúng ta vẫn dễ bắt gặp một số vật tượng trưng cho văn hóa Chăm – pa trong phong cách này như những chiếc đôn hình voi trắng – một linh thú của người Chăm hoặc một số tượng nữ thần Chăm đậm nét dân tộc.

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

phong-cach-indochine-dong-duong-cho-ngoi-nha-am-cung

Xem thêm nhiều sản phẩm tại:

www.khanhhuyenceramics.com

#gachcaocapkhanhhuyen

#khceramics

#gachoplatnhapkhau

____________

Hotline: 𝟎𝟗𝟒𝟖𝟖𝟖𝟖𝟖𝟗𝟔 / 𝟎𝟗𝟒𝟖𝟖𝟖𝟖𝟔𝟗𝟐

Showroom tại Hà Nội

CS1: 195 Thanh Nhàn – Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.

CS2: 275 Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

CS3: 28 An Trạch – Quận Đống Đa, Hà Nội.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat zalo
Chat Facebook